Giỏ hàng

Các loại chất liệu kính và vỏ đồng hồ bạn nên chú ý khi lựa chọn đồng hồ đeo tay

Khi lựa chọn những mẫu đồng hồ đeo tay, ngoài thiết kế sản phẩm và chất lượng bộ máy, bạn cũng cần quan tâm đến kính và chất liệu vỏ được trang bị. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của sản phẩm. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết rõ về những loại kính, vỏ đồng hồ thường được sử dụng nhé.
 
Các loại kính đồng hồ
  1. Mica
Đây thực chất không phải là kính mà là 1 loại chất liệu nhựa tổng hợp giả kính. Đây là loại thường được dùng cho những mẫu đồng hồ đeo tay trẻ em, đồ chơi… vì khi sử dụng được 1 thời gian ngắn thì đồng hồ sẽ nhanh chóng trầy xước.
 
  1. Kính Sapphire
Sapphire là 1 loại kính cứng khó có thể trầy xước, trừ trường hợp chà xát 2 mặt kính Sapphire với nhau, hoặc sử dụng chất liệu cứng hơn Sapphire để ma sát (ví dụ kim cương). Tuy nhiên, đặc tính của Sapphire là giòn, nên dễ vỡ.

Sapphire tráng mỏng là loại kính thường được dùng cho các loại đồng hồ nhái, không rõ xuất xứ. Loại này rất dễ vỡ dù va chạm nhẹ. Bạn nên chú ý bảo quản kỹ nếu sử dụng loại đồng hồ được trang bị kính này vì sau 1 vài tháng sử dụng, lớp sapphire bị phai đi thì chỉ còn lại lớp kính thông thường, dễ mờ và trầy xước. Sapphire tráng dầy là loại tương tự như trên nhưng có độ dày hơn, thời gian sử dụng lâu hơn nhưng vẫn không tránh được việc trầy xước khi lớp tráng bị phai.

Kính Sapphire nguyên khối là loại kính tốt hơn hẳn 2 loại trên, để phân biệt loại kính này bạn có thể đưa nó ra ánh sáng, sẽ thấy kính lấp lánh 7 màu. Đây là loại kính thường được các thương hiệu đồng hồ có tên tuổi sử dụng. Độ chống trầy xước của kính Sapphire nguyên khối cực tốt, có thể mài được cả bê tông mà không sợ trầy xước.
 
  1. Kính Mineral (kính khoáng chất)
Loại kính này vừa thừa hưởng ưu điểm của Sapphire là chống trầy xước cực tốt, đồng thời khắc phục được yếu điểm giòn, dễ vỡ. Tuy nhiên độ cứng của Mineral lại tương đối thấp hơn so với kính Sapphire.

Điểm cộng của dòng kính này là dù trầy xước thì cũng dễ dàng đánh bóng, sáng đẹp như mới nên các nhãn hiệu đồng hồ thường sử dụng loại kính này cho những thiết kế của mình.

Các loại vỏ đồng hồ
  1. Vỏ thép inox hay thép không gỉ
Đây là loại vỏ thường thấy, với đặc tính bền bỉ, không gặp hiện tượng oxy hoá khi sử dụng. Bề mặt chất liệu này thường trơn mịn, dễ có lớp gợn mờ do dụng cụ gia công tác động lên mặt thép, lớp mạ màu thường rất bền, khó bị phai. Trên thân đồng hồ thường sẽ được ghi chú Stainless Steel Case & Band (dây và vỏ làm bằng thép không gỉ) hoặc All Stainless (toàn bộ đồng hồ được làm bằng thép không gỉ).
 
  1. Vỏ hợp kim, gốm công nghệ cao
Vỏ hợp kim chống xước (Tungsten) và vỏ gốm công nghệ cao (ceramic) có lõi bằng thép hoặc chất liệu titan bọc hợp kim (hoặc đá). Lớp vỏ này có độ cứng cao, chống trầy xước tương tự như kính Sapphire nên cũng thường được ưa chuộng sử dụng cho những dòng đồng hồ cao cấp.
 
  1. Vỏ Titanium & Aluminum (nhôm)
Hai loại vỏ này có đặc tính giống nhau đó là nhẹ, không gây cảm giác khó chịu, nặng nề cho người dùng. Không phản ứng oxy hoá, chống gỉ. Điểm khác nhau đó là Titanium sẽ có màu xám tối, trong khi Aluminum có màu trắng mờ.

Những loại chất liệu kể trên thường được dùng để làm vỏ thân đồng hồ và cả dây đeo đồng hồ kim loại, giúp đồng hồ đeo tay của bạn luôn bền màu, không bị oxy hoá hay gỉ sét. Ngoài ra, dây đeo đồng hồ còn có thể sử dụng những loại chất liệu như da tổng hợp, da động vật, cao su, silicon, metal, nylon hoặc dây nhựa, dây vải…

Mong rằng những thông tin trên có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về chất liệu cấu tạo nên lớp ngoài đồng hồ, để có thể lựa chọn đồng hồ đeo tay phù hợp cho mình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bất kì thông tin gì về các sản phẩm đồng hồ đeo tay từ các thương hiệu thì đừng ngại liên hệ ngay với RealWatch để được tư vấn bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm nhé.

Hãy để RealWatch cùng bạn trân trọng từng phút giây !
REALWATCH  - LOTTE
Shop F4-B03, Tầng 4 - Lotte Center Hanoi - 54 Liễu Giai, P. Cống Vị, Q. Ba Đình, Hà Nội
 
Zalo
favebook
favebook
0904.62.9989