Giỏ hàng

Đồng hồ cơ là gì ? Tìm hiểu về cách vận hành của đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ hay đồng hồ máy cơ là những cụm từ thường thấy trong phần thông tin của các thiết kế đồng hồ. Nhưng liệu người dùng có thực sự hiểu biết về những dòng đồng hồ cơ chưa ? Cách thức hoạt động, vận hành của đồng hồ cơ và nó có khác gì những dòng khác như đồng hồ điện tử hay không ? Hãy cùng RealWatch tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
 
 

Khái niệm đồng hồ cơ (còn được gọi là đồng hồ máy cơ)

Đồng hồ cơ là những chiếc đồng hồ đeo tay được hoạt động bằng cơ khí, không sử dụng bất kì linh kiện điện tử nào. Nó vận hành bằng cách sử dụng nguồn năng lượng cơ sinh ra từ dây cót vì vậy đây là dòng đồng hồ có tính bảo vệ môi trường. Ngoài ra, đồng hồ cơ còn được ưa chuộng bởi tuổi thọ gần như vĩnh cửu, là bạn đồng hành với những người yêu đồng hồ qua hàng chục năm.
 

Về cơ bản, thường có 2 loại đồng hồ cơ được phân biệt dựa trên cơ chế bộ máy đó là: đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay và đồng hồ cơ lên dây cót tự động.
 

Cách hoạt động của đồng hồ cơ

Cấu tạo của bộ máy đồng hồ cơ khá phức tạp, tuy nhiên đại đa số đồng hồ cơ sẽ có những linh kiện chủ yếu như sau:
1: Dây cót là điểm tiếp nhận năng lượng do tay lên dây hoạc bánh đà tự động lên dây. Ở đây tính trữ năng lượng và sẽ chuyển dần đến các bánh răng sau đó truyền đến các bộ phận khác
2: Các bánh răng là nhóm linh kiện chịu trách nhiệm chuyển nguồn năng lượng từ cót đến các bộ phận khác của bộ máy đồng hồ
3: Bộ hồi là phần tiếp nhận năng lượng từ bánh răng và chuyển chúng đến bộ dao động, bộ hồi còn có nhiệm vụ phân bổ năng lượng đều đặn được trả về từ bồ dao động và truyền cho nhóm bánh răng điều khiển giờ phút giây
4: Bộ dao động chịu trách nhiệm chia đều năng lượng để xoay các kim chuyển động đều đặn
5: Nhóm linh kiện giờ phút giây nhận năng lượng đã được chia rồi truyền dần từ bánh răng Giây đến bánh răng Phút và cuối cùng là bánh răng Giờ

Ngoài ra, đồng hồ máy cơ còn có các linh kiện phụ như:
Khung nền: Linh kiện này có tác dụng như khung nẹp, cố định lại các linh kiện khác
Các linh kiện hỗ trợ: Chân kính, ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy… giúp cung cấp các tính năng hỗ trợ cho các linh kiện khác như chống ma sát, neo giữ, chống trượt…
 

Phân biệt đồng hồ máy cơ

Hiện nay, có 2 loại đồng hồ cơ được phân biệt dựa trên cơ chế bộ máy đó là: đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay và đồng hồ cơ lên dây cót tự động (hay còn gọi là đồng hồ Automatic). Đồng hồ lên dây cót bằng tay yêu cầu người dùng phải vặn núm 15 – 20 vòng mỗi ngày để lên dây cót. Đồng hồ Automatic khi đeo trên tay hơn 8 tiếng mỗi ngày sẽ tự động sinh ra nguồn năng lượng đủ để đồng hồ vận hành suốt 1 ngày tiếp theo.

Đối với những mẫu thiết kế nắp đáy lộ máy, sẽ dễ dàng phân biệt được loại đồng hồ cơ bằng cách tìm bánh đà (bánh bán nguyệt hoặc góc tư), khi lắc nhẹ và thấy bánh đà xoay thì đó là đồng hồ Automatic. Nếu không có bánh đà, đó là đồng hồ lên dây cót bằng tay.

Riêng dòng đồng hồ Automatic còn được chia ra làm 2 loại nữa đó là: Tự động (chỉ đeo mới chạy) và bán tự động (đeo hoặc lên dây thủ công đều chạy). Ở Việt Nam khi đề cập đến đồng hồ cơ, phần lớn người ta sẽ hiểu đó là Đồng hồ Automatic/Đồng hồ tự động chứ ít nghĩ đến đồng hồ lên dây cót bằng tay. Lý do vì nhu cầu Đồng hồ lên dây cót bằng tay rất nhỏ, phải vặn cót thủ công nên dùng không tiện như Đồng hồ Automatic đeo là chạy.

 

Đặc tính cơ bản của đồng hồ cơ

Đặc điểm nhận dạng của đồng hồ cơ là kim chạy như lướt chứ không nhích từng nấc, khi áp đồng hồ vào tai sẽ nghe được tiếng tik toc đều đặn từ bộ máy. Nhiều mẫu thiết kế cho thấy máy cơ ở mặt đáy hoặc là cả mặt số và hoàn toàn không cần thay pin.

Thời gian trữ cót trung bình của đồng hồ cơ khoảng 40 giờ, những mẫu đồng hồ cao cấp có thể lên đến 80 giờ hoặc đến cả tháng. Những sản phẩm chính hãng, chất lượng thường có sai số nằm trong khoảng từ -20 đến +40 giây mỗi ngày. Nếu thiết kế đạt tiêu chuẩn Chronometer (độ chính xác cao) hoặc được tinh chỉnh công phu thì sai số hầu như sẽ rất nhỏ, chỉ vài ba giây mỗi ngày.

Một số linh kiện kim loại trong bộ máy cơ có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường, vậy nên khi sử dụng bạn cần để đồng hồ tránh xa các nguồn có từ trường mạnh như nam châm, loa, thiết bị điện tử hay thiết bị y tế… Việc nhiễm từ trường sẽ khiến đồng hồ bị sai số lớn, có thể gây hư hại đồng hồ.

Bộ máy đồng hồ cơ được tạo nên từ nhiều linh kiện nhỏ bé vì vậy sẽ rất nhạy cảm với những cú sốc, những cú va đập mạnh hay rung lắc liên tục. Chính vì thế, bạn không nên đeo đồng hồ khi sử dụng cưa điện, búa, khoan… và quan trọng là giữ đồng hồ tránh khỏi những va chạm, rơi rớt mạnh…

Cách hoạt động 100% cơ khí đã được tạo nên từ hàng trăm năm trước, qua quá trình đo đạc, thay đổi, cải tiến nên đồng hồ cơ ngày nay sở hữu độ chính xác cao, tiện dụng hơn so với đồng hồ pin, đồng hồ thông minh. Khi sử dụng đồng hồ cơ, bạn còn có thể cảm nhận được sự tinh vi của các chuyển động nhịp nhàng, đồng điệu của bộ máy. Đó cũng chính là điều tạo nên linh hồn của đồng hồ cơ, giúp nó được biết bao thế hệ say đắm.

Nếu bạn muốn tìm 1 mẫu đồng hồ cơ hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin về những mẫu đồng hồ máy cơ thì hãy liên hệ ngay với RealWatch nhé.

Hãy để RealWatch cùng bạn trân trọng từng phút giây !
REALWATCH- THE GARDEN
Shop DO11A, Tầng G - The Garden- Mễ Trì- Từ Liêm-Hà Nội
Hotline: 0901 835 683
REALWATCH  - LOTTE
Shop F4-B03, Tầng 4 - Lotte Center Hanoi - 54 Liễu Giai, P. Cống Vị, Q. Ba Đình, Hà Nội 
Hotline: 0901 835 683
Zalo
favebook
favebook
0904.62.9989